Kết quả tìm kiếm cho "Tìm lại hương vị xưa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1272
Tại lớp học tình thương (phường Long Xuyên), nhịp sống thường nhật của 12 em nhỏ được nuôi dưỡng bằng con chữ và tri thức. Thế nhưng, khi cái nắng hè trải dài trên phố phường, guồng quay mưu sinh khắc nghiệt lại kéo các em rời xa mái trường, chỉ còn vỏn vẹn 8 - 9 em bám trụ.
Cơn mưa đầu mùa nặng hạt trút xuống các cánh rừng Bảy Núi chính là thời điểm đồng bào Khmer bắt đầu cuộc hành trình săn trứng kiến. Từ lâu, trứng kiến được xem là món đặc sản độc lạ của bà con miền sơn cước.
Điểm chung của hầu hết những quán bún bò “đậm chất Huế” này là không bảng hiệu, ít nhân viên phục vụ, và thậm chí không có cả bảng giá, nhưng luôn đông dân bản địa và những du khách sành ăn.
Nằm giữa dòng sông Hậu, xã Mỹ Hòa Hưng còn được biết đến với tên gọi “Cù lao Ông Hổ”. Với diện tích 21,21km2, mảnh đất này không chỉ nổi tiếng là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, mà còn chứa đựng tiềm năng to lớn để phát triển du lịch sinh thái, đưa du khách về với vẻ đẹp mộc mạc và miền đất giàu truyền thống.
Bạn có thể chiến thắng nỗi sợ và tình trạng đầu óc trống rỗng khi nói trước đám đông nếu biết áp dụng một số thủ thuật tâm lý.
Một buổi trưa đầy nắng, chúng tôi tìm về chợ Châu Long - cái tên đã quá quen thuộc với những tín đồ “đồ si” nơi đây và cả du khách phương xa. Vốn nổi tiếng với những sạp quần áo “si” đủ kiểu dáng, giá cả phải chăng, chợ Châu Long thuộc phường Châu Đốc (trước đây là phường Vĩnh Mỹ) vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn mỗi khi ai đó ghé thăm Châu Đốc.
Sau khi Bình Dương sáp nhập vào TP Hồ Chí Minh và trở thành một phần trong trung tâm đô thị mới của thành phố, vùng đất này góp phần mang đến sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và đa dạng hóa các điểm đến văn hóa, lịch sử. Những địa danh nổi bật như Lò gốm Đại Hưng, Chùa Châu Thới hay Đình Tân An sẽ là những điểm đến lý tưởng, thu hút du khách khám phá nét đẹp đặc sắc của TP Hồ Chí Minh mới.
Đồi Tà Pạ tọa lạc xã Tri Tôn từ lâu là nơi được nhiều người tìm đến khi muốn tạm xa thành phố, tìm lại cảm giác bình yên. Không gian nơi đây có chùa, có hồ nước, có cây thốt nốt, có những người dân chân chất. Mỗi buổi sáng, ánh nắng nhẹ rọi xuống đỉnh đồi, hồ lặng sóng, gió mát, ai ghé qua cũng muốn dừng lại lâu hơn một chút.
Giữa cái nắng gay gắt của tháng Sáu, sân bê tông ngoài bếp đơn vị như phả lửa. Hơi nóng hầm hập bốc lên khiến từng bước chân cũng thấy rát.
Ngày trước, các bậc tiền nhân đến vồ Thiên Tuế khai sơn phá thạch, tìm am cốc, hang động để ẩn tu. Giờ đây, địa danh này nằm trong hệ thống 5 non trên núi Cấm được nhiều lữ khách biết tới.
Thời gian gần đây, sinh viên một số trường đại học tại TP Hồ Chí Minh đã tổ chức các chương trình đưa văn hoá truyền thống dân tộc đến với sinh viên, giúp giới trẻ hiểu hơn về các giá trị văn hoá truyền thống; đồng thời nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Cuối tháng 6, đất trời bước vào những cơn mưa day dứt. Mưa phủ đất trời, kín cả không gian, khiến người ta chợt nhớ về những kỷ niệm xưa. Ở đó, có niềm vui, nỗi buồn và một chút luyến tiếc xa xôi.